Thơ

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56041

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Thân thế

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Sự nghiệp

Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.

Tác phẩm

  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Thành tựu nghệ thuật

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Chơi cuộc tổ tôm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:09
Lượt xem 26762
Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm
Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm
Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rãnh

Chợt giấc  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:07
Lượt xem 55204
Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?

Chữ nho  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:06
Lượt xem 30113
Nào có ra gì cái chữ nho !
Ông nghè, ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò !

Chúc tết  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:06
Lượt xem 20262
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Chửi cậu ấm  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:03
Lượt xem 32387
Ấm Kỉ này đây, tớ bảo này :
Cha con mày phải cái này cay !
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa,
Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày.

Cô hầu trách quan lớn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:02
Lượt xem 28863
Chỉ trách người sao chẳng trách mình ?
Mình trung đâu đấy, trách người trinh ? (1)
áo dầy cơm nặng bao nhiêu đứa ?
Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình ?

Cô tây đi tu  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 10:01
Lượt xem 32280
Rứt cái mề đay ném xuống sông
Thôi thôi tôi cũng "mét xì" ông !
Âu đành chùa đó, âu đành phật
Cũng chẳng con chi, cũng chẳng chồng.

Cười mình  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:57
Lượt xem 23753
Nước muốn cho trong phải đánh phèn
Cớ sao lại giữ thói bon chen
Sá chi người thế lòng xanh trắng
Chỉ tại thân ta vận đỏ đen

Dạ hoài  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:56
Lượt xem 19750
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm !
Mắt giương, trong bụng ngủ không them
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ ?
Tâm sự năm canh một ngọn đèn.

Đại hạn  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 09:55
Lượt xem 18325
Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2124 kết quả