Thơ

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56043

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Thân thế

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Sự nghiệp

Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.

Tác phẩm

  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Thành tựu nghệ thuật

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Mừng ông lang  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:40
Lượt xem 20782
Làm thuốc như ông cũng có tài
Thực là chăm chỉ lại lanh trai
Phen này mồ mã nhà ta phát
Thi cử, hai con đỗ cả hai

Muốn hóa ra dưa - Hóa ra dưa  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:40
Lượt xem 12917
Ước gì ta hóa ra dưa
Ðể cho người tắm nước mưa chậu đồng
Ước gì ta hóa ra hồng
Ðể cho người bế người bồng người chơi

Năm mới  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:39
Lượt xem 18717
Khéo bảo nhau rằng: mới với me
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tày rế (1)
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

Ngày xuân của làng thơ  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:39
Lượt xem 25503
Ngày ba tháng tám thấy đâu mà (1)
Sao đến đầu xuân lắm thế a ?
Ý hẳn thịt xôi lên chặt dạ
Cho nên con tự mới lòi ra ? (2)

Nghèo mà vui  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:38
Lượt xem 26871
Kể suốt thế ai bằng anh Mán
Trải mùi đời, khôn chán giả làm ngây
Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng

Nhà nho giả danh  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:37
Lượt xem 11922
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ?
Không học mà sao cũng gọi "đồ" ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ?

Nhớ bạn phương trời  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:37
Lượt xem 18067
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẽ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!

Ông ấm mốc  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:36
Lượt xem 36776
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu, có cây đa.
Vườn ao đất cát chừng ba mẫu (1)
Nứa lá tre pheo đủ một toà.

Ông cò  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:34
Lượt xem 24614
Hà Nam, danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hỏi mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.

Ông cử Ba (1)  - Tú Xương (Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Thơ

21/12/2014 05:34
Lượt xem 20249
Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua
Ai ngờ mũ áo đến ba ba !
Ðầu như lươn đất mà không lấm
Thân tựa xà hang cũng ngó ra

Hiển thị 171 - 180 tin trong 2124 kết quả