Thơ

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:36
Lượt xem 56164

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Thân thế

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Sự nghiệp

Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.

Tác phẩm

  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Thành tựu nghệ thuật

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

chương C - đoạn C1 - khổ C1/2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:45
Lượt xem 13972
Cẩm trướng quân vương tri dã vô
Gian nan thùy vị họa chinh phu
Liệu tưởng lương nhân kinh lịch xứ
91. Tiêu Quan giác, Hãn Hải ngung (ngu)

chương C - đoạn C2 - khổ C2/1  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:44
Lượt xem 20563
Tự tòng biệt hậu đông nam đôn (ngạo) (khiếu)
Đông nam tri quân chiến hà đạo
Cổ lai chinh chiến nhân
101. Tính mệnh khinh như thảo

chương C - đoạn C2 - khổ C2/2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:43
Lượt xem 12163
111. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn
Ban Siêu quy thì mấn dĩ ban
Liệu tưởng lương (chinh) nhân trì sính ngoại
Tam xích kiếm nhất nhung an

chương C - đoạn C3  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:42
Lượt xem 16753
Lao dữ nhàn thùy dữ ngôn
121. Quân tại thiên nhai thiếp ỷ môn
Ỷ môn cố thiếp kim sinh phận
Thiên nhai khỉ quân bình sinh hồn

chương C - đoạn C4 - khổ C4/1  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:41
Lượt xem 20302
Ức tích (Tích ức) dữ quân tương biệt thì
Liễu điều do vị chuyển hoàng ly
Vấn quân hà nhật quy
Quân ước đỗ quyên đề

chương C - đoạn C4 - khổ C4/2  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:41
Lượt xem 16702
Ức tích dữ quân tương biệt trung
141. Tuyết mai do vị thức đông phong
Vấn quân hà nhật quy
Quân chỉ đào hoa hồng

chương C - đoạn C4 - khổ C4/3  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:40
Lượt xem 20296
Dữ ngã ước hà sở
Nãi ước Lũng Tây sầm
Nhật trung hề, bất lai
Trụy diệp đâu ngã trâm

chương C - đoạn C4 - khổ C4/4  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:39
Lượt xem 15115
Dữ ngã (quân) ước hà sở
Nãi ước Hán Dương kiều
Nhật vãn hề, bất lai
Cốc phong xuy ngã bào

chương C - đoạn C4 - khổ C4/5  - Đặng Trần Côn - Thơ

20/12/2014 07:38
Lượt xem 12233
Tích niên ký tín khuyến quân hồi
Kim niên ký tín khuyến quân lai
Tín lai nhân vị lai
161. Dương hoa linh lạc ủy thương đài

Đôi hồn  - Mai Đình - Thơ

20/12/2014 07:28
Lượt xem 18153
Những bài thơ trong tác phẩm Đôi Hồn là những khúc "xướng hoa" riêng của hai tâm hồn thi sĩ, tuy sống giữa nghịch cảnh, vẫn ngụp lặn dưới những ngọn triều của tình yêu say đắm, hay đúng hơn, của một thiên diễm tình có một không hai trong giới thi nhân Việt Nam.
Bản thân tập thơ ĐÔI HỒN đã nói lên cái đặc trưng của tập thơ, đồng thời tình yêu đặc biệt giửa hai thi sĩ, Hàn Mặc Tử và Mai Đình.

Hiển thị 521 - 530 tin trong 2124 kết quả