Thơ

Lệ chi hận sử (14)  - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh)  - Thơ

07/01/2015 19:55
Lượt xem 29092

Luận về Tứ Hung thời đại

Ngoài áo mũ lời ca tiếng hát
Thật tưng bừng lễ phát cân đai
Thủ khoa, Cập đệ trí tài
(1320) Từ đây hôm sớm miệt mài giúp vua
*
Lễ chấm dứt, lòng chưa muốn dứt
Ban chấm thi tổ chức rượu trà
Cùng nhau nâng chén ngâm nga
Bảo người Thường Tín thua nhà Ứng Thiên (67)
*
Mộng Tuân hỏi đề chuyên Văn sách
Có phải người phụ trách, Ức Trai ?
Vừa hay vừa quá thâm cay
Phải người trí rộng ý dài mới thông
*
Nguyễn Trãi bảo do lòng Thánh thượng
Chỉ rõ ràng ảnh hưởng người xưa
Gợi thêm vài chữ giúp vua
Miễn sao cân nhắc cho vừa bề trên
*
Bài Nguyễn Trực nói lên khác biệt
Giữa Tứ Hung, hào kiệt đương thời
Ngoài ra phân tích tuyệt vời
Lòng gian Hãn, Xão tách rời Sát, Ngân
*
Hãn, Xão chỉ có phần gian ý
Sớm về hưu, đã nghĩ đến mình
Không lo đề cử hiền minh
(1340) Hết lòng giúp nước, tận tình giúp vua
*
Khi khởi nghĩa, tranh đua gắng sức
Trong hiểm nguy tận lực hy sinh
Đến khi đất nước thái bình
Không lo kiến thiết, riêng mình cầu an
*
Còn Sát, Ngân, lòng gian ý ác
Chức Tư Đồ lấn át quyền vua
Thích làm bạn với a dua
Ghét ghen tài đức, thương ưa nịnh thần
*
Lê Xuân Chủ, mệnh thân tan tác
Chiếc lá vàng rải rác đường đi
Để người xiểm nịnh gian phi
Giẫm lên thân xác, tiếc gì công lao
*
Chúng chỉ thích ngọt ngào đường mật
Chúng chỉ mê giọng hát lời ca
Những người liêm khiết tài ba
Không chung đường nghĩ, không hòa đường suy
*
Đều phải chọn bên đi bên ở
Không chung đường ngăn trở dèm pha
Hết đời một giấc Nam kha
(1360) Đầu thân hai ngả, danh tà còn lưu
*
Càng ngẫm nghĩ lời hư lẽ thực
Bài học xưa quyền lực còn đây
Xét người, ngẫm lại hôm nay
Ai người cậy thế, yểm tài tôi trung
*
Ai dám định Tứ Hung hiện đại ?
Ai xét người tranh cãi lợi danh ?
Biết ai đem hết tài mình
Giúp dân giúp nước, công danh chẳng màng ?
*
Càng tham luận thấy càng sôi nổi
Sợ đêm tàn, tiếng dội tiếng vang
Ức Trai đành phải bàn ngang
Ta cùng nâng chén đón vầng trăng lên
*
Ánh trăng sáng gi"a nền trời thẳm
Xuyên cây cành lấm tấm kim cương
Ngàn sao trong sáng lạ thường
Như cùng đánh dấu Đình trường năm nay
*
Nguyễn Trãi muốn cùng say với bạn
Giữa đêm khuya trăng sáng vui vầy
Ngày mai rồi sẽ chia tay
(1380) Biết còn thấy lại những ngày vui tươi ?
*
Quý những lúc lòng cười mắt thốt
Giữa những người cùng một tâm hồn
Cùng đi chung một khoảng đường
Cùng chia sẻ nỗi đoạn trường khổ đau

(67) Thường Tín là quê hương của Nguyễn Như Đỗ cũng là quê hương của Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn. Ứng Thiên là quê hương của Nguyễn Trực

Các tác phẩm khác

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:11
Lượt xem 19073
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:09
Lượt xem 20360
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.

Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:08
Lượt xem 32931
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:07
Lượt xem 24487
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:06
Lượt xem 18943
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:03
Lượt xem 16170
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:02
Lượt xem 18772
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:01
Lượt xem 32754
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:00
Lượt xem 16531
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

22/12/2014 10:49
Lượt xem 28698
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2249 kết quả