Thơ

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

07/01/2015 10:39
Lượt xem 19911

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.

Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư KhêTrúc Hà.

Tiểu sử

Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).

Năm 12 tuổi, Mộng Tuyết bắt đầu tập làm văn ở Trí Đức Học Xá của thi sĩ Đông Hồ. Các sáng tác trong thời kỳ này, sau được tập hợp với nhan đề Bông Hoa Đua Nở đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930.

Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của Tự Lực Văn Đoàn với thi phẩm Phấn hương rừng, và bắt đầu nổi tiếng từ đó.

Năm 1943, bà cùng với Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương xuất bản tập thơ Hương xuân. Đây là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở Việt Nam.

Những năm 50, bà cùng chồng là thi sĩ Đông Hồ lên Sài Gòn mở nhà sách, nhà xuất bản Bốn Phương, Yiễm Yiễm thư trang.

Tháng 3 năm 1969, chồng mất, bà lui về sống ẩn dật tại quận Tân Bình. Sau năm 1995, bà lui về sống đến hết đời tại Nhà lưu niệm thi sĩ Đông Hồ ở tại thị xã Hà Tiên.

Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Tác phẩm

  • Phấn hương rừng 1939, được tặng giải “Khen tặng” của Tự Lực văn đoàn
  • Đường vào Hà Tiên (tùy bút, 1960)
  • Nàng Ái Cơ trong chậu úp (tiểu thuyết lịch sử, 1961)
  • Truyện cổ Đông Tây (1969)
  • Dưới mái trăng non (thơ, 1969)
  • Núi mộng gương hồ (hồi ký ba tập, NXB Trẻ, 1998)

Ngoài ra, bà còn dịch thơ và viết khảo cứu văn học.

Thơ, tùy bút, truyện ngắn của bà thường đăng trên các báo: Tiểu thuyết Thứ Năm, Hà Nội Báo, Con Ong, Đông Tây, Trung Bắc Chủ Nhật, Tri Tân, Gió Mùa, ánh Sáng, Nhân Loại.

Nhận xét

Tuy viết nhiều thể loại, nhưng Mộng Tuyết được biết chủ yếu như một nhà thơ. Thơ của bà, như Hoài Thanh, Hoài Chân từng nhận xét:

Còn thơ, hoặc nhẹ nhàng dí dỏm, hoặc hàm xúc lâm ly, hoặc nhớ nhung bát ngát, hoặc xôn xao rạo rực, tổng chi là lời một thiếu nữ, khi tình tự, khi đùa giỡn, khi tạ lòng người yêu. Người xem thơ bỗng thấy lòng run run như khi được đọc thư tình gửi cho một người bạn: người thấy mình đã phạm vào chỗ riêng tây của một tâm hồn, trong tay như đương nắm cả một niềm ân ái[1].

Trong Văn thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ đánh giá:

Nhất là văn xuôi, Mộng Tuyết viết rất ngọt ngào, chải chuốt, ảnh hưởng nhiều bởi những chuyện Tàu...Thơ của Mộng Tuyết cũng khác thơ Đông Hồ, nó gói ghém nhiều thi tứ hơn, ý nhị hơn[2].

Sách Tự điển Tác gia Văn hóa Việt Nam khen ngợi:

Thơ bà chuẩn mực, trong sáng, hồn nhiên đượm vẻ ngọt ngào như tiếng nói dịu dàng của những cô gái có học nơi khuê phòng...:Khởi đi từ Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Tương Phố...đến Mộng Tuyết... Tất cả đã để lại cho đời những vần thơ nho nhỏ mà trác tuyệt...[3]

Ngoài ra, Mộng Tuyết còn có những vần thơ nhiều cảm xúc, nói lên sự kiện đau thương mà anh dũng của dân tộc Việt như: "Mười khúc đoạn trường", "Dưới cờ" (1945), "Chiếc lá thị thành" (1947). Trích một đoạn:

Đây một tờ thư của thị thành
Thả về thăm hỏi chiến khu xanh.
Hỡi anh chiến sĩ mùa thu trước,
Hơn một mùa thu bận chiến tranh.
Lẫm liệt rừng thu gió tải về
Bao tờ lá đỏ chiến công ghi.
Bao tờ lá đỏ đề lời máu,
Thề quyết thành công một chuyến đi…
(Chiếc lá thị thành)

Mộng Tuyết và Đông Hồ là hai nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.

chú thích

Các tác phẩm khác

Truyện Kiều 2351-2400 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:18
Lượt xem 13817
2351 Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi,
2352 “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”
2353 Kíp truyền chư tướng hiến phù.
2354 Lại đem các tích phạm tù hậu tra.

Truyện Kiều 2401-2450 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:17
Lượt xem 8935
2401 “Rồi đây bèo hợp mây tan,
2402 “Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?”
2403 Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu,
2404 “Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.

Truyện Kiều 2451-2500 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 22:15
Lượt xem 11567
2451 Có quan tổng đốc trọng thần,
2452 Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài.
2453 Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,
2454 Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung.

Truyện Kiều 2701-2750 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:28
Lượt xem 11148
2701 Một lòng chẳng quảng mấy công,
2702 Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển vần!
2703 Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
2704 Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.

Truyện Kiều 2751-2800 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:23
Lượt xem 12102
2751 Cuối tường gai góc mọc đầy,
2752 Đi về này những lối này năm xưa!
2753 Chung quanh lặng ngắt như tờ,
2754 Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Truyện Kiều 2801-2850 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:20
Lượt xem 11802
2801 “Bây giờ ván đã đóng thuyền,
2802 “Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung.
2803 “Quá thương chút nghĩa đèo bòng.
2804 “Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

Truyện Kiều 2851-2900 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:19
Lượt xem 7263
2851 Bẻ bai, rủ rỉ tiếng tơ,
2852 Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm
2853 Dường như bên nóc, trước thềm,
2854 Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng.

Truyện Kiều 2901-2950 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:18
Lượt xem 12235
2901 “Thoắt buôn về, thoắt bán đi,
2902 “Mây trôi, bèo nổi, thiếu gì là nơi!
2903 “Bỗng đâu lại gặp một người,
2904 “Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh.

Truyện Kiều 2951-3000 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:17
Lượt xem 8692
2951 Sắm xanh xe ngựa vội vàng,
2952 Hai nhà cũng thuận một đường phó quan.
2953 Xảy nghe thế giặc đã tan,
2954 Sóng êm Phúc-kiến, lửa tàn Chiết-giang.

Truyện Kiều 3001-3050 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

21/08/2013 21:14
Lượt xem 10733
3001 Cùng nhau lạy tạ Giác-duyên,
3002 Bộ hành một lũ, theo liền một khi.
3003 Bẻ lau vạch cỏ tìm đi,
3004 Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần.

Hiển thị 1741 - 1750 tin trong 2214 kết quả