Thơ

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 20934

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Xuất thân

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.

Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội NguyênĐình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

Hoàn cảnh lịch sử

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Tác phẩm

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

chú thích

Các tác phẩm khác

Bắc hành tạp lục - Bài 17  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:58
Lượt xem 14932
Tây Việt trùng sơn nhất thủy phân
Lưỡng sơn tương đối thạch lân tuân
Viên đề thụ diểu nhược vô lộ
Khuyển phệ lâm trung tri hữu nhân

Bắc hành tạp lục - Bài 18  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:56
Lượt xem 14748
Ngân hà tạc dạ tự thiên khuynh
Giang thủy mang mang giang ngạn bình
Vị tín quỉ thần năng tướng hựu
Tẫn giao long hổ thất tinh linh

Bắc hành tạp lục - Bài 19  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:53
Lượt xem 13685
Tâm hương bái đảo tướng quân tỳ (từ)
Nhất trạo trung lưu tứ sở chi
Ðáo xứ giang sơn như thức thú
Hỷ nhân xà hổ bất thi uy

Bắc hành tạp lục - Bài 20  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:51
Lượt xem 12883
Thái Bình thành ngoại tây phong khởi
Xuy trừu Ninh Minh nhất giang thủy
Giang thủy trừu hề giang nguyệt hàn
Thùy gia hoành địch bằng lan can

Bắc hành tạp lục - Bài 21  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:49
Lượt xem 14047
Thái Bình cổ sư thô bố y
Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi
Vân thị thành ngoại lão khất tử
Mại ca khất tiền cung thần xuy

Bắc hành tạp lục - Bài 22  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:48
Lượt xem 20986
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai)
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng
Thủy điểu sa cầm hiệp bất phi

Bắc hành tạp lục - Bài 23  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:46
Lượt xem 19074
Ngọ mộng tỉnh lai vãn
Tà nhật yểm song phi
Phong kính duy thuyền tảo
Sơn cao đắc nguyệt trì

Bắc hành tạp lục - Bài 24  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:44
Lượt xem 13275
Ngu Ðế nam tuần cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian

Đôi nét về truyện Kiều  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:35
Lượt xem 20832
Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".

Truyện Kiều 1-50 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:28
Lượt xem 15821
1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ Tài, chữ Mệnh, khéo là ghét nhau.
3 Trải qua một cuộc bể dâu.
4 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Hiển thị 1631 - 1640 tin trong 2160 kết quả