Thơ

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

07/01/2015 17:14
Lượt xem 21599

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.

nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tiểu sử

Thanh Tùng làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải.[1]. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông hành nghề bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.

Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng chưa tạo ra các "sự kiện to lớn" để báo chí viết về ông nhiều như là "người của công chúng". Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc trở nên rất nổi tiếng là Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... Sở dĩ Doãn Tùng lấy bút danh Thanh Tùng vì ông thương người em ruột tên là Thanh mắc bệnh tâm thần nên đem tên em vào trước tên mình.[1]

Năm 1997, ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Năm 2001, Thanh Tùng mới xuất bản tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên Thời hoa đỏ (NXB Văn học) được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2002[cần dẫn nguồn]. Ngoài bài thơ Hà Nội ngày trở về, Phú Quang còn chọn 2 bài thơ khác của ông là Người vềMùa thu giấu em để phổ nhạc.[1]

Đời tư

Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ. Cuộc tình này được mô tả là hai người "đến với nhau bắt đầu và kết thúc cũng vì thơ". Người vợ đầu của Thanh Tùng (tên Thanh Nhàn) ở Hải Phòng nổi tiếng có nhan sắc, sau đó đã chia tay ông đi lấy người khác ở Quảng Ninh[cần dẫn nguồn]. Tuy chia tay nhau nhưng Thanh Tùng vẫn yêu thương người vợ này.[2]

Năm 1973, nghe tin người vợ cũ qua đời vì bệnh tim, ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Và bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh này. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là người vợ đầu trong mối tình tan vỡ của ông[2]

Năm 1995, theo sự mai mối của vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng, Thanh Tùng vào Nam lập gia đình mới khi đã 60 tuổi. Người vợ thứ 2 của ông là thanh niên xung phong thời chống Mỹ, cũng là một độc giả yêu mến thơ của ông.[1][2] Sau khi vào nam, ông đã sáng tác trường ca Phương Nam.

Các tác phẩm

  • Thời hoa đỏ
  • Con sông chảy từ lòng phố
  • Cửa sóng
  • Trường ca Phương Nam
  • "Gió và chân trời", nxb Hải Phòng, 1985
  • "Khúc hát quê xa", nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
  • "Cái ngày xưa ấy", nxb Đà Nẵng, 2004
  • "Thuyền đời", nxb Đà Nẵng, 2006

Nhạc sĩ Phú Quang có nhận xét về thơ của Thanh Tùng:

"Tôi đã phổ của Thanh Tùng ba bài thơ "Người về", "Hà Nội ngày trở về" và "Mùa thu giấu em". Riêng bài Hà Nội ngày trở về thì câu hát "vội vã trở về, vội vã ra đi" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một lần thì ám ảnh khôn nguôi. Ngoài cái tứ, thơ Thanh Tùng cũng giàu nhạc điệu. Tôi đang phổ một bài thơ khác của Thanh Tùng viết về mẹ với hình ảnh đắt giá "tiếng mẹ run như sóng, tiếng mẹ mềm như tơ, mẹ cười hay mẹ khóc, chỉ thấy mắt ta mờ".[1]

chú thích

Các tác phẩm khác

Bắc hành tạp lục - Bài 23  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:46
Lượt xem 19074
Ngọ mộng tỉnh lai vãn
Tà nhật yểm song phi
Phong kính duy thuyền tảo
Sơn cao đắc nguyệt trì

Bắc hành tạp lục - Bài 24  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 13:44
Lượt xem 13271
Ngu Ðế nam tuần cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian

Đôi nét về truyện Kiều  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:35
Lượt xem 20826
Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".

Truyện Kiều 1-50 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:28
Lượt xem 15820
1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ Tài, chữ Mệnh, khéo là ghét nhau.
3 Trải qua một cuộc bể dâu.
4 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Truyện Kiều 51-100 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:27
Lượt xem 13109
51 Tà tà bóng ngả về tây,
52 Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
53 Bước lần theo ngọn tiểu khê,
54 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh:

Truyện Kiều 101-150 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:26
Lượt xem 13371
101 Lại càng mê mẩn tâm thần,
102 Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
103 Lại càng ủ dột nét hoa,
104 Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

Truyện Kiều 151-200 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:25
Lượt xem 15665
151 Phong tư tài mạo tót vời,
152 Vào trong thanh nhã, ra ngoài hào hoa.
153 Chung quanh vẫn đất nước nhà,
154 Với Vương Quan, trước vốn là đồng thân.

Truyện Kiều 201-250 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:24
Lượt xem 13888
201 “Âu đành quả kiếp nhân duyên,
202 “Cũng người một hội, một thuyền đâu xa!
203 “Này mười bài mới, mới ra,
204 “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.”

Truyện Kiều 251-300 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:22
Lượt xem 14855
251 Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
252 Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
253 Phòng văn hơi giá như đồng,
254 Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

Truyện Kiều 301-350 (tác phẩm có 3254 hàng)  - Nguyễn Du - Thơ

22/08/2013 11:21
Lượt xem 17143
301 Tan sương đã thấy bóng người
302 Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.
303 Sinh đà có ý đợi chờ,
304 Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

Hiển thị 1701 - 1710 tin trong 2224 kết quả