Tổ nghề kim hoàn
25/05/2013 07:45
Cách đây khoảng trên một vạn năm, lớp cư dân tiến sử trên đất nước ta đã rất chú ý đến việc làm đẹp.
Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình đã biết lấy thổ hoàng để trang điểm, lấy vỏ ốc đém mài cho thủng lưng rồi xỏ đây vào đeo để trang sức.
Và trong hang động của người Hoà Bình, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy được bức vẽ mộc mạc đầu tiên, thế ra khi chưa có áo quần và nhà cửa, con người đã biết làm đẹp rồi.
Lý do thật đơn giản, bởi vì… con người là con người. Làm đẹp là thuộc tính của con người. Vào thời đại đồ đá mới, người tiền sử bắt đấu làm đồ trang sức bằng đá và bằng đất nung. Tất nhiên, đá lúc bấy giờ chưa phải là đá quý như ngày nay, nhưng, dẫu sao thì đồ đá cũng đã thực sự tham gia một cách tích cực vào đời sống văn hoá của người tiền sử.
Từ đây, làm đồ trang sức là một loai hình lao động sáng tạo đặc biệt, rất được xã hội chú ý tới.
Sáng thời đại đồ đồng, bên cạnh trang sức bằng đá, người tiền sử còn biết sáng tạo ra hàng loạt đồ trang sức bằng đồng. khuyên đeo tai,kiểng đeo cổ, vòng đeo tay…chủng loại chẳng phải là ít ỏi.
Bấy giờ,ngoài đồ trang sức đeo trên người,còn có cả những vật dụng bài trí ở trong nhà. Chiêng đồng, phèng đồng, trống đồng… khi sử dụng thì đó là những vật trang trí đẹp mắt.
Tuy nhiên, hễ nói đến đồ trang sức, người ta thường nghĩ ngay đến vàng bạc.
Đó là điều dễ hiểu, bởi vì đồ trang sức bằng vàng bạc vừa quý, vừa đẹp lại vừa bền.Với đặc tính không bị hoen rỉ và hầu như bị hao mòn vừa nhỏ nhắn, tinh xảo và xinh xắn, lại vừa óng anh sễ coi.
Nhưng, mỗi khi cầm trang sức của mình lên ngắm nghía, có bao giờ bạn tự hỏi rằng, người Việt chúng ta đã biết tới vàng bạc từ lúc nào hay không?
Thư tích cổ của Trung Quốc cho hay, vào những năm cuối thế kỷ thứ hai đầu thế kỷ thư ba, trong số phẩm vật mà bọn độ hộ vơ vét ở nước ta để đem về Trung Quốc Các vật dụng và đồ trang sức chế tạo bằng vàng bao giờ cũng xếp ở vị trí quan trọng hàng đầu. Nói khác hơn vào những thế kỷ đầu công nguyên, nghề làm đồ trang sức bằng vàng ở nước ta khá phát đạt. Ghi chép nói trên của thư tịch cổ Trung Quốc được bổ sung một cách chắc chắn nhờ các phát hiện khảo cổ học. Trong một ngôi mộ cổ ở nươc ta có cùng niên đại như đã nói trên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khá nhiều đồ trang sức bằng vàng bạc chế tạo với trình độ thẩm mỹ rất tinh tế nhưng ai là người Việt có công sáng tạo đầu tiên? Những di vật trong các nền văn hoá khảo cổ, tuy rất sống động, vẫn không thể giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Hiểu biết về lược truyện các bậc tổ sư nghề làm đồ trang sức bằng vàng và bạc, thôi thì đành tạm trông cậy ở truyền thuyết dân gian vậy.
Dân gian kể rằng, vào khoảng nữa sau của thế kỷ thứ sáu, tức là vào thời kỳ tồn tại của nước Vạn Xuân, ở làng Định Công (nay thuộc Hà Nội) có ba anh em người họ Trần là Trần Hoà, Trận Điện và Trần Điều. Ba anh em họ Trần tuy sớm bị mô côi cả cha lẫn mẹ, nhưng họ ở với nhau rất thuận thảo. Trần Hoà. Trần Điện đều nổi tiếng khéo tay hơn người. Bấy giờ, chính quyền của nước Vạn Xuân lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Phe cánh của Lý Phật Tử liện tục đem quân tấn công lực lượng của Triệu Việt Vương. Chính cuộc sung đột nội bộ này đã khiến cho nhân dân khắp vùng đồng bắng sông Hồng vô cùng điêu đứng. Ba anh em đành phải bỏ làng ra đi. Họ đi mãi. Thế rồi chẳng may bi thất lạc Trần Hoà đi một nơi, Trần Điện và Trần Điều đi một nơi. Ba anh em hai xứ sở tha phương cầu thực, nhưng họ lại có chung một sở tình cờ thật thú vị, ấy là cả ba đều có may mắn học được nghề làm thủ công mỹ nghệ vàng bạc. Nhờ chịu thương chịu khó, lại nhờ có chút năng khiếu bẩm sinh, chẳng bao lâu tất cả trở thành thợ lành nghề có kỹ xảo rất điêu nghệ. Nơi đất khách quê người, họ nặng nhọc chờ nhau và nhớ xứ sở. Chính nỗi nhớ da diết khôn nguôi ấy đã thúc duc họ trở về. Và tại nơi chôn nhau cắt rốn là làng Định Công, cả ba anh em Trần Hoà, Trần Điện và Trần Điêu đã sung sướng vì có được ngày đoàn viên hội ngộ. Họ cùng nhau mở tiệm làm đồ trang sức vàng bạc, lấy tên là tiệm hoàn Kim Hoàn. Những món nữ trang vàng bạc của họ càng ngày các được khách hàng gần xa ưa thích. Khách thập phương tìm đến tiệm Kim Hoàn ngày một đông. Ba anh em họ Trần bèn nghĩ cách truyền nghề cho dân làng, vì thế, làng Định Công dân nổi tiếng với nghề làm đổ trang sức bằng vàng. Họ tôn kính goi bà anh em họ Trần là thầy. Giữ lễ và đạo nghĩa đối với thầy rất chu tất.
Bấy giờ, cuộc xung đột giữa Lý Phật Tử với Triệu Việt Vương cũng đã chấm dứt. Lý Phật Tử nắm quyền điều khiển quốc gia. Sử gọi đó là thời kỳ hậu Lý Nam Đế. Tiếng lành đồn xa, cả đến nhà vua cũng biết đến tài nghệ của ba anh em họ Trần nói riêng và thợ bậc làng Định Công nói chung. Lý Phật Tử lãnh đạo bị thất bại, số phận ba anh em người họ Trần sau đó ra sao cũng không ai được rõ.
Trần Hoà, Trần Điện và Trần Điều không còn nữa, những nghề chế tạo đồ trang sức mà họ truyền lai thì mãi mãi con với làng Định Công, với không biết bao nhiêu làng nổi tiếng sau này trên khắp đất nước chúng ta. Những người làm nghề thợ bạc đều tôn ba anh em họ Trần làm tổ sư của nghề mình. Để tỏ lòng đặc biệt tôn kính đối với tổ sư của nghề, thợ bạc thường gọi chung cửa tiệm của mình là Kim hoàn.
nguồn Châu Khê
Kiến thức vàng vật chất
Đồng tiền nào sẽ ngự trị thế giới?
Chiến lược giao dịch theo hệ thống Ichimoku
Tìm hiểu về Pip, Lot, Leverage, Margin Call
Đường trung bình di động Moving Average (MA).
10 câu nói ấn tượng với các nhà đầu tư tài chính nhiều thập kỷ qua.
Cán cân thương mại (Trade balance)
Bản chất của thị trường – Kỹ thuật quản lý tiền
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Đường xu hướng (Trendline) và Kênh giá (Channel Line)
Phân biệt đá quý thật – giả
Hiển thị 31 - 40 tin trong 67 kết quả