Thơ

Lệ chi hận sử (03)  - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh)  - Thơ

07/01/2015 19:50
Lượt xem 22881

An Nam Quốc Vương

Lê Thái tổ trào trung triệu tập
Để tìm người đối đáp Minh Triều
Từ khi nuốt hận trăm điều
Vẫn mong quấy rối, gây nhiều khổ đau
*
Nhứt Trương Phụ, lòng đao dạ kiếm
Một thuở nào ngự chiếm Thăng Long
Tưởng mình ngồi giữa cung rồng
Đêm vơ ngày vét vẫn không chịu dừng
*
Rồi đến lúc đường cùn phải chạy
Như chuột chùn, ếch nhái muỗi giun
Một trang dũng tướng anh hùng
Thân tàn danh liệt, ngậm gừng nuốt cay !
*
Không xấu hổ, còn bày mưu hiểm
Mong trở qua xâm chiếm Nam triều
Thấy dân đau khổ đã nhiều
(280) Nhà Minh đành phải theo chiều gián can
*
Không xâm lấn nhưng làm khó dễ
Bảo phải tìm hậu duệ nhà Trần
Hay đòi cống phẩm thêm phần
Trước đe sau dọa, mấy lần tạm phong
*
Nay sứ giả Trương Thông chuyển đạt (18)
Cùng Lý Kỳ, Vĩnh Dật đang chờ
Nhà vua giao thảo bức thư
Bang giao, lễ vật, cuộc cờ xác minh
*
Quan văn vỏ, thật tình phân giải
Nào ai hơn Nguyễn Trãi tài ba
Đã đem lý thánh lời hoa
Viết bao văn biểu sáng lòa đường mây
*
Xin Thánh Thượng đức dầy ân xá
Thừa Chỉ người tận dạ đáp đền
Quyết đem tài trí thấp hèn
Để cho Minh chúa không chèn nước ta
*
Vua nghe phải, truyền tha Nguyễn Trãi
Bỏ tước hầu, giữ lại thừa văn
Những quan một dạ trung thần
(300) Tung hô vạn tuế muôn phần hân hoan
*
Cứu Nguyễn Trãi khỏi gian nhà ngục
Các bạn bè tiếp tục chăm lo
Sợ khi mưa gió qua đò
Người ngay còn ngại sóng to giữa dòng
*
Vì công việc cần ông khẩn cấp
Vua sai người đến gặp ông liền
Bảo vua diện kiến tôi hiền
Cùng lo việc nước đến miền an vui
*
Bao ngày tháng ngậm ngùi trong dạ
Ánh dương quang chưa thỏa niềm tin
Gió mưa còn phải giữ gìn
Dám đâu phiền đến nghĩa tình chúa tôi
*
Vua tiếp rước, đón mời sâm rượu
Cùng nhâm nhi kể đủ nguồn cơn
Bảo rằng giặc loạn biên cương
Để ông phải chịu oan ương thế nầy
*
Đây ly rượu cùng say trước đã
Sau sẽ bàn sứ giả triều Minh
Đọc xong văn kiện sự tình
(320) Ông đem kiên nhẩn đối kình nóng nôn
*
Đã từ lâu, một đòn trách cứ
Vua nhà Minh vô lý tột cùng
Còn ta một dạ thủy chung
Một niềm thành khẩn, một lòng suy tôn
*
Ta theo thế, lời ôn lý luyện
Người dẫn đầu biết chuyện nói thưa
Biết câu đón nắng rào mưa
Khiêm nhường, kín đáo, đẩy đưa lòng người
*
Trần Thuấn Du một thời vang tiếng (19)
Đáng theo đoàn phúc kiến nhà Minh
Chính người gây được cảm tình
Của người đối diện, để mình yên thân
*
Du còn phải đem phần cống phẩm
Chia làm ba, hai tặng nhà vua
Một phần chia đủ cho vừa
Nửa Hoàng Thái hậu, nửa đưa Tử hoàng
*
Không phải thế chính nhân quân tử
Nhưng nên dùng để giữ nước nhà
Dầu sao nói giúp cho ta
(340) Hai người uy thế, cũng là phần hơn
*
Vua thích thú trước đòn yếm trá
Bảo thừa văn, vội vã thảo thư
Cho người kêu gọi Thuấn Du
Dặn dò kỹ lưỡng, đúng thư thi hành
*
Như kế hoạch, tánh danh đã rõ
Vua nhà Minh đành tỏ khoan hồng
Lý Kỳ cùng với Hữu Thông
Mang theo thánh chỉ sắc phong Nam Triều (20)
*
Vua Lê Lợi ra chiều sung sướng
Ngôi Quốc vương tận hưởng phương Nam
Từ đây khí chướng sơn lam
Hết canh phương bắc, mấy đàng thong dong

(18) Ba sứ giả Minh Triều gồm Lễ Bộ thị lang Lý Kỳ, Từ Vĩnh Dật và Trương Thông
(19) Phái đoàn sứ giả đi cống sứ nhà Minh gồm Trần Thuấn Du, Bùi Cầm Hỗ, Nguyễn Khả Chi. Trần Thuấn Du đậu khoa Minh Kinh năm Kỷ Dậu, ông là một trong 4 ông thông kinh bác sử thời đầu nhà Lê. Đó là Lý, Trần, Thân, Đỗ. Hai ông Lý Tử Tấn, Trần Thuấn Du ở nửa đầu thế kỷ thứ 15 và hai ông Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận ở cuối thế kỷ nầy (theo Bùi Văn Nguyên trong Truyện Nguyễn Trãi và Hoàng Công Khanh trong Vằng vặc sao khuya)
(20) Năm Tân Hợi (1431) vua nhà Minh chính thức sắc phong cho Lê Lợi làm An Nam Quốc vương

Các tác phẩm khác

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

28/12/2014 14:21
Lượt xem 25580
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:23
Lượt xem 18871
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 19904
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 15507
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 32708
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 27977
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:20
Lượt xem 20979
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:19
Lượt xem 25003
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:18
Lượt xem 22974
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 18040
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2245 kết quả